Tiếng Đức được nói như ngoại ngữ thứ hai ở khu vực Châu Âu và đứng ở vị trí đầu bảng với 90 triệu người nói tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ. Tiếng Đức được công nhận là ngôn ngữ thiểu số ở 8 quốc gia.
Tiếng Đức được nói như ngoại ngữ thứ hai ở khu vực Châu Âu và đứng ở vị trí đầu bảng với 90 triệu người nói tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ.
Tiếng Đức được công nhận là ngôn ngữ thiểu số ở 8 quốc gia. Vậy thì việc gì phải lo phổ biến tiếng Đức ở khu vực Châu Âu? Rất tiếc là có, bởi vì tiếng Đức chỉ được coi là ngoại ngữ phụ trong các trụ sở quan trọng ở Châu Âu. Việc công nhận tiếng Đức là ngôn ngữ làm việc (được sử dụng trong thực tế) là cần thiết khi tiếng Đức một ngày nào đó sẽ trở thành ngôn ngữ được các chính phủ sử dụng trong một cộng đồng chung châu Âu ngày một lớn mạnh. Điều này là quan trọng để tiếng Đức luôn giữ được vẻ hấp dẫn của mình.
Tiếng Đức được giảng dạy ở các trường phổ thông và các trường đại học tại 100 quốc gia trên toàn thế giới. Đây có thể coi là những cây cầu quý giá duy trì mối liên hệ quốc tế với các nước nói tiếng Đức. Liệu điều này có được duy trì về lâu dài hay không sẽ chủ yếu được quyết định ở Châu Âu nơi chủ yếu sử dụng tiếng Đức. Trong liên minh châu Âu với 27 quốc gia thành viên (từ 1.1.2007), tiếng Đức vượt xa các ngôn ngữ khác với 90 triệu dân nói tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ (tính trên toàn cầu là 120 triệu), với 7 quốc gia thành viên nói tiếng Đức chính thống và đứng thứ hai chỉ sau tiếng Anh và bỏ qua tiếng Pháp ở vị trí số 3.
Tuy nhiên chính sách ngôn ngữ của EU lại chủ yếu hướng đến các ngôn ngữ nhỏ và các ngôn ngữ này sẽ được hỗ trợ đưa vào giảng dạy như ngoại ngữ, ví dụ như đề xuất với các công dân EU học thêm một ngôn ngữ ít phổ biến. Hướng đi này chuyển gánh nặng sang các ngoại ngữ phổ biến hơn đang được giảng dạy theo phương pháp truyền thống như ngoại ngữ, trong đó có tiếng Đức. Chỉ có tiếng Anh ở đây là không bị ảnh hưởng. Ngược lại: điều này là không tránh khỏi và sẽ càng ngày càng trở nên cần thiết hơn như ngôn ngữ trong giao thông trong chính sách hỗ trợ phân chia ngôn ngữ của EU.
Ngôn ngữ thiểu số trong cộng đồng các quốc gia thành viên EU
Tiếng Đức cũng được công nhận là ngôn ngữ thiểu số trong nhiều quốc gia thành viên EU như Đông Bỉ và Nam Tiro hoặc ngôn ngữ chính thống của khu vực như ở Đan Mạch (Bắc Schleswig), Ba Lan (Oppeln, Schlesien), Ru-ma-ni, Slovakia, CH Séc và Hung-ga-ri. Các quyền của ngôn ngữ thiểu số được ấn định trong luật cơ bản của Hội đồng các Quốc gia Châu Âu và cũng được thể hiện trong các điều luật của các quốc gia EU thành viên cho các ngôn ngữ khu vực và ngôn ngữ thiểu số. Tuy nhiên đây cũng chỉ là đề xuất mang tính chất tham khảo cho các quốc gia EU thành viên vốn độc lập về chính sách ngôn ngữ.
Pháp cũng thay đổi hiến pháp của mình (chỉ công nhận tiếng Pháp) và như vậy là đi ngược với các điều luật đã nêu. Tiếp đó một nhóm thiểu số nói tiếng Đức ở Elsas và Lothringen cũng thay đổi luật trong phạm vi phù hợp (theo điều 2 tối thiểu 35 luật trong một danh sách tổng quát) cho phép tiếp tục dạy song ngữ trong đó có tiếng Đức tại trường học. Việc giữ gìn tiếng Đức như ngôn ngữ thiểu số là rất quan trọng cho tương lai sau này. Một vài cộng đồng thiểu số nói tiếng Đức có lẽ vẫn chưa biết rằng theo điều luật của Hội đồng các Quốc gia Châu Âu cho các ngôn ngữ khu vực và thiểu số thì họ thuộc diện được hỗ trợ, ví dụ như ở Phần Lan.
Tác giả: Ulrich Ammon.
Đăng lần đầu tiên trên www.goethe.de
Bài viết đã được chỉnh sửa
Đăng tải với sự chấp thuận của Viện Goethe