Chia sẻ kinh nghiệm về ngành tâm lý học ở Đức

Du học Đức: Dưới đây là những chia sẻ bổ ích của bạn Nguyễn Lan Nhi về việc nộp hồ sơ xét tuyển đại học ngành tâm lý học – một ngành mà các bạn sinh viên Đức thường đùa nhau là ngành chỉ dành cho những người có thành tích học tập thật sự xuất sắc.

Hy vọng qua bài chia sẻ này, các bạn sẽ có một cái nhìn cụ thể về ngành học thú vị này ở Đức nhé.

                                                                      (Foto Quelle: Uni-muenster)

“Chào mọi người, hôm nay mình xin chia sẻ chút kinh nghiệm để đăng kí ngành học tâm lý học ở Đức. Đây vốn là ngành khá khó hiểu khi bắt đầu đăng kí, bản thân mình cùng bạn bè mình cũng đã phải đổ mồ hôi hột khi bắt đầutìm hiểu cách đăng kí học ngành này bên Đức. Mong bài viết này có thể giúp ích cho các bạn.

Vậy có những yếu tố gì quyết định việc đăng kí ngành này? Chúng ta có 3 yếu tố chính:

1. Khối ngành
Khối ngành của ngành Tâm Lý Học ở Đức khá phức tạp, hầu như học khối nào ở STK ( trường dự bị đại học) đều có thể vào được ngành này hết (trừ khối T). Nhưng đa số các trường chọn khối M và G, điều này thể hiện rất rõ bản chất của ngành tâm lý học ở Đức – vốn là một ngành kết hợp giữa khoa học xã hội và tự nhiên.

Kinh nghiệm bản thân mình chọn khối M, vì sẽ được rèn luyện tư duy khoa học nhiều hơn và dễ nuốt môn biologische Psychologie sau này.

Cũng vì khối ngành phong phú nên các bạn nhớ chú ý chọn ngành khi thi đại học ở VN. Nên chọn ngành nào để học khối M và G, có thể apply được nhiều trường hơn, cơ hội được nhận nhiều hơn.

2. Điểm

+ Điểm chính: Việc tìm hiểu trường cho ngành Tâm lý học nên được bắt đầu từ năm lớp 11, hoặc trễ hơn là năm lớp 12 trước khi thi đại học. Vì sao ? Vì kết quả thi DH ở Việt Nam sẽ quyết định đến 60% việc bạn có được nhận hay không. Tâm lý học ở Đức đến 99% là ngành zulassungsbeschränkt, có số điểm NC đầu vào từ 1.0 đến thấp nhất là 2.0, vậy nên, nếu điểm thi đại học quá kém thì điểm FSP sẽ khó bù vào.

Thế điểm được tính như nào? Điểm để đăng kí học ở đây chúng ta sẽ gọi là điểm Final.
Điểm Final = (Điểm thi đại học đã được chuyển sang hệ 6 + Điểm Feststellungsprüfung)/2
Thường điểm cho người nước ngoài sẽ thấp hơn điểm chuẩn của người Đức 0,2 – 0,4, nhưng đó là tùy may mắn. Điểm thật sự là một yếu tố vô cùng quan trọng khi apply ngành này, cũng là cửa sàng lọc đầu tiên của hệ thống giáo dục với những người muốn học ngành liên quan đến sức khỏe con người, nên nếu có thể, mình khuyên các bạn chọn khối học hợp với mình để cày được FSP cho cao.

+ Điểm cộng (TestAs): Vì chế độ điểm thi đại học ở nhiều nước khác nhau, khi đổi sang điểm đức dễ xảy ra sự mất công bằng, nên nhiều trường đại học ở Đức đã áp dụng chế độ cộng điểm dựa trên điểm Test AS (zB: Uni Hamburg hay Uni Köln). Bạn nên tìm hiểu trước trường đó nhận Test AS MINT hay GKG để đỡ bị quê.

3. Trọng điểm của từng trường     

Tuy với cấp độ Bachelor ở Đức sẽ không đi vào chuyên ngành mà học đều dàn trải, nhưng những trường đại học đều có những thế mạnh riêng của mình, có những nhánh ngành sẽ được tập trung nhiều hơn, làm nhiều thí nghiệm hơn, cơ hội thực tập nhiều hơn, học hay hơn. Để biết được điều này bạn có thể nhìn vào Modulbuch của trường, hoặc xem Institute Psychologie của trường làm những gì. Tuy nhiên, điều này không bắt buộc.
Trên đây là những kinh nghiệm bản thân mình và bạn bè rút ra được. Mình xin tặng kèm bảng tổng kết đã giúp 3 đứa vào được trường đại học mình thích. Mong bài viết này có thể giúp ích được cho các bạn muốn theo đuổi ngành này.
(Nguồn bài viết: Nguyen Lan Nhi, Uyen Nguyen, Quang Nhut Truong)

 

×
Đăng ký tư vấn
viVietnamese
viVietnamese
Gọi ngay: 0962209211
Chat với chúng tôi