Phần 2: Thực tập sinh
Sự khởi đầu của chính mình
Là một thực tập sinh, bạn có những cơ hội gặt hái nhiều kinh nghiệm cho cuộc sống sau này. Bạn được giao những dự án nhỏ và được giám sát bởi một nhân viên tại công ty. Bạn có thể tìm thấy thông tin về vị trí tuyển dụng được đăng trên các sàn giao dịch thực tập trực tuyến hoặc tại các tổ chức sinh viên quốc tế.
(.© DAAD/Jan Zappner)
Thực tập sinh là một “công việc ngắn hạn”. Là một sinh viên, công việc này có thể giúp bạn hình dung một công việc chuyên nghiệp sẽ như thế nào. Không chỉ mang đến cho bạn những kinh nghiệm làm việc và áp dụng kiến thức lý thuyết bạn có được trong quá trình học tập, mà bạn còn có cơ hội làm quen với cấu trúc công ty và có những mối quan hệ chuyên nghiệp. Bạn có thể hoàn thành công việc thực tập tại một công ty hoặc một tổ chức nào đó. Nó có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Hầu hết lương thực tập nếu có cũng không được cao.
Thể hiện năng lực
Là một thực tập sinh, bạn được giao các dự án nhỏ và được giám sát bởi một nhân viên tại công ty. Các công ty Đức mong muốn thực tập sinh có thể tự hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ và đưa ra các đề xuất và ý tưởng. Nhưng hãy cẩn thận – mặc dù thể hiện sự tự tin là một điều tốt nhưng nếu bạn chỉ trích các đồng nghiệp ngay trong ngày làm việc đầu tiên thì không hay chút nào! “Chỉ thể hiện sự chỉ trích khi bạn đã học được những điều cơ bản và quen với hệ thống phân cấp ở công ty” – lời khuyên đến từ Maria-Theresia Jansen – Cơ quan việc làm Liên Bang ở Bonn. Bà cũng khuyến nghị thêm rằng những thực tập sinh nên “cảm thấy thoải mái khi hỏi các câu hỏi, lưu ý, nhưng đừng quá khích!”
(.© DAAD/Jan Zappner)
“Hãy dành chút thời gian để tìm hiểu văn hóa công ty và quan sát những quy tắc” – cô khuyên. Và quan trọng nhất, tìm ra ai chịu trách nhiệm cho việc gì. Điều này sẽ giúp bạn sau này có thể hiểu khi đọc các quảng cáo tìm việc, rằng các công việc như “Kỹ sư hệ thống xe điện” hay “Quản lý dự án có trách nhiệm thành phần” là công việc gì.
Biết tiếng Đức giúp cuộc sống dễ dàng hơn
Hầu hết các công ty nhỏ và vừa ở Đức yêu cầu thực tập sinh phải biết ít nhất một chút tiếng Đức, để thúc đẩy giao tiếp giữa các đồng nghiệp và khách hàng. Tại các công ty quốc tế lớn, nhân viên văn phòng thường xuyên nói tiếng Anh với nhau. Bạn không cần thiết phải biết tiếng Đức.
(.© DAAD/contentküche)
Nhiều công ty thông báo tuyển thực tập sinh lên website của họ. Vị trí tuyển dụng cũng được đăng trên các sàn giao dịch thực tập trực tuyến, Cơ quan việc làm Liên Bang. Bạn cũng có thể tìm thấy các đề nghị thực tập tại Dịch vụ nghề nghiệp của các trường đại học, Văn phòng Quốc tế và tại các tổ chức sinh viên quốc tế, như AIESEC, ELSA hay IAESTE. Nếu bạn không tìm thấy công việc phù hợp với sở thích của mình thì cũng có thể chủ động nộp đơn trực tiếp cho công ty.
Những quy định pháp luật cần lưu ý
Ví dụ, nếu bạn học tại một trường đại học ở Đức, bạn chỉ được phép làm việc 120 ngày/năm mà không cần có sự cấp phép từ Cục đăng ký xuất nhập cảnh và Cơ quan làm việc Liên Bang. Tuy nhiên quy tắc 120 ngày không áp dụng nếu thực tập là yêu cầu bắt buộc của chương trình cấp bằng của bạn và các quy định khác nhau áp dụng cho sinh viên tại các trường đại học nước ngoài. Trong một số trường hợp, bạn cần có sự chấp thuận của một số cơ quan chức năng khác. Vì thế bạn nên lập kế hoạch sớm cho một kỳ thực tập.
Hy vọng với hai bài chia sẻ về việc làm thêm trong khi đi du học của DWN sẽ giúp các bạn có cái nhìn khách quan và có sự lựa chọn đúng đắn cho mình trong khoảng thời gian học tập tại Đức. Chúc các bạn thành công!
Link nguồn: https://www.study-in-germany.de/en/plan-your-stay/working-while-studying/internship_71023.php