Tại sao Đức lại sẵn sàng đầu tư, hỗ trợ tối đa cho du học sinh học nghề lái tàu đường sắt?

Hiện nay, các bạn trẻ có mong muốn du học nghề tại Đức thường quan tâm đến các ngành như điều dưỡng, nhà hàng khách sạn. Tuy nhiên, hẳn nhiều bạn đã bỏ lỡ một ngành khác khá thú vị và đang được chính phủ Đức tạo điều kiện, chính sách vô cùng thoải mái, đó là ngành lái tàu đường sắt.

Đôi điều về ngành lái tàu đường sắt tại Đức

Du học sinh du học nghề lái tàu tại Đức sẽ được đào tạo các kiến thức, kỹ năng về:

  1. Kiến thức về hệ thống đường sắt và đường ray
  2. Vận hành, thử nghiệm và điều khiển đầu máy
  3. Các biện pháp an toàn
  4. Xử lý các tình huống phát sinh
  5. Giữ nhiệm vụ tổ chức các hoạt động đường sắt
  6. Tháo và nối các khoang tàu
  7. Lái tàu

Hoạt động thông thường của người lái tàu là theo dõi sự vận hành bình thường của đoàn tàu và đảm bảo cho đoàn tàu được vận hành chính xác theo các lịch trình đã được thiết kế sẵn bằng cách thao tác đúng các nút bấm theo chỉ dẫn. Nếu có tình huống bất ngờ xảy ra, một quy trình xử lý tình huống đã được lên kế hoạch sẵn để người lái tàu xử lý. Xác suất xảy ra các tình huống như vậy là rất thấp, phần vì các đoàn tàu đều chạy theo tuyến đường riêng, không giao cắt với các tuyến đường khác, phần vì mức tự động hóa của hệ thống tàu tại Đức là rất cao và thiết kế đều vô cùng hoàn thiện. Nghề lái tàu nói dễ thì chắc chắn không dễ, nhưng nói khó cũng không quá khó, người lái tàu cần nhất là thể lực, sức tập trung cao độ, nhanh nhạy trong xử lý tình huống, chính xác trong thao tác với các chức năng và nút bấm và luôn không ngừng học hỏi.

Tại sao Chính phủ Đức lại luôn quan tâm hỗ trợ, đầu tư cho du học sinh ngành này như vậy

Sự rất thiếu hụt chuyên viên lái tàu tại Đức:

Đức là một trong những quốc gia có mạng lưới giao thông dày đặc nhất thế giới (đứng thứ 2 sau Mỹ). Trong đó, cơ sở hạ tầng đường sắt của Đức trở thành một mạng lưới bao phủ rộng khắp nước Đức từ những thị trấn nhỏ bé tới các thành phố lớn hiện đại. Không nơi đâu mà việc đi lại bằng tàu lại đa dạng và thuận tiện như ở Đức, quá phổ biến và nhiều sự lựa chọn: tàu điện (S-Bahn), tàu điện ngầm (U-Bahn), Intercity Express (ICE – tàu cao tốc chạy giữa các thành phố lớn tại Đức và các thành phố khác tại châu Âu), Intercity và Eurocity (IC và EC – tàu chạy giữa các thành phố tại Đức và châu Âu, tốc độ nhanh hơn tàu vùng và tàu địa phương nhưng chậm hơn tàu ICE), Interregio-Express (IRE – tàu chạy giữa các vùng trong nước Đức), Regional Express (RE – tàu chạy giữa các thành phố lớn, dừng giữa các ga, liên kết với ICE), Regional Bahn (RB – tàu chạy giữa các thị trấn trong vùng),… 

Với hệ thống đường sắt như vậy, số lượng lái tàu cần thiết để vận hành toàn bộ hệ thống là rất lớn. Theo thống kê, Đức thiếu hụt tới hơn 21.000 lao động lái tàu trong giai đoạn 2020-2021.

Dân số già hóa nhanh của Đức:

Cơ quan Thống kê Quốc gia của Đức ngày 17/1/2010 cho biết trong năm qua, dân số của nước này đã đạt mức cao kỷ lục 83,2 triệu người nhờ sự gia tăng số người nhập cư, tuy nhiên, tốc độ tăng dân số của Đức lại ở mức chậm nhất kể từ năm 2012. Theo cơ quan trên, Đức là một trong những nước có dân số già nhất thế giới với tỷ lệ tử vong cao hơn so với tỷ lệ sinh kể từ năm 1972.
Quỹ Bertelsmann của Đức vừa cho biết, từ nay đến năm 2060, nước Đức cần ít nhất 260.000 người nhập cư mới mỗi năm để đối phó tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động do suy giảm dân số.
Theo kết quả nghiên cứu, nếu không có người nhập cư thì với tình trạng “dân số già” như hiện nay, lực lượng lao động ở Đức vào năm 2060 ước tính sẽ giảm một phần ba, khoảng 16 triệu người. Khi đó, tình trạng thiếu hụt lao động sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế lớn thứ tư thế giới này.
Nhiều chuyên gia Đức và giới chức nước này thừa nhận người nhập cư chính là chìa khóa cho tương lai thành công của Đức. Đồng thời kêu gọi Chính phủ cần nhanh chóng áp dụng luật nhập cư để thu hút các lao động lành nghề có trình độ trung bình và tay nghề cao, cũng như phát triển các chương trình hội nhập mạnh mẽ hơn.

Giữ vững và khẳng định vị thế “đầu tàu” EU:

Tình hình phát triển kinh tế ở Đức những năm gần đây gặp nhiều khó khăn trở ngại lớn, hầu như là trì trệ bởi nhiều điều kiện chủ quan và khách quan hiện nay. Đức đã nhận thức được vấn đề này và đã đưa ra nhiều chương trình cải cách, phát triển xứng đáng với vai trò “đầu tàu” trong EU. Du học sinh học nghề từ ngoài châu Âu đến làm việc, sinh sống và nhập cư tại Đức không chỉ góp phần tháo gỡ vấn đề nhân lực cho nền kinh tế khổng lồ này, mà còn giúp văn hóa-xã hội Đức nhiều màu sắc hơn và được quảng bá sâu rộng hơn.

Kế hoạch phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường:

Trong những thập kỷ qua, Đức là trung tâm công nghiệp của châu Âu và là nền kinh tế lớn thứ ba trong các nước OECD, đã chủ động phát triển các chính sách môi trường đầy tham vọng trên cả phương diện trong nước và quốc tế. Khung pháp lý về môi trường mạnh của Đức tạo vị thế cho đất nước này không chỉ tiên phong trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, mà còn là một ví dụ điển hình về thúc đẩy nền kinh tế carbon thấp có tính cạnh tranh so với các nền kinh tế phát triển khác. Mô hình phát triển kinh tế xanh ở Đức là sự hài hòa giữa bảo vệ tài nguyên và môi trường, khí hậu với phát triển kinh tế và công bằng xã hội. Việc sử dụng phổ biến xe đạp và các phương tiện công cộng mà tàu điện là điển hình góp phần không nhỏ vào mô hình phát triển cho tương lai này của Đức.

×
Đăng ký tư vấn
viVietnamese
viVietnamese
Gọi ngay: 0962209211
Chat với chúng tôi